CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA LOA

CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA LOA

        Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu giải trí của người Việt Nam ngày càng cao ở nhiều tầng lớp khác nhau. Đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Karaoke và xem phim đã trở nên quen thuộc với các gia đình “Có điều kiện” ở Việt Nam, tuy mỗi nhu cầu về sản phẩm âm thanh, phòng phim của mỗi gia đình khác nhau nhưng nhìn chung, ai cũng muốn cho mình những sản phẩm âm thanh, loa tốt nhất, chất lượng nhất. Cũng không phải ai muốn như vậy đều được, chúng ta cần tìm hiểu những thông số kỹ thuật đặc thù để chúng ta xác định rằng đâu là loa phù hợp. Hãy cùng SSQ Audio chúng tôi tìm hiểm về những thông số kỹ thuật cơ bản của loa trước khi bạn quyết định mua bất cứ một loại loa nào.

1. Số đường tiếng của loa

        Một âm thanh có đầy đủ 3 dải tần: Bass (âm trầm), Midrange (âm trung), Treble (âm cao) thì mới gọi là âm thanh trọn vẹn, tròn đầy. Những loại loa nào tái tạo được cả 3 loại âm thanh này sẽ là lựa chọn tối ưu để cho âm thanh hay nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng cần đến loại loa cao cấp này (giá thành của những loa đầy đủ 3 dải tần thường với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng), thông thường chúng ta chỉ cần sử dụng những loại loa có 2 đường tiếng (Âm Mid và âm Treble) và sử dụng thêm 1 loa sub (loa siêu trầm) để phục vụ cho dải tần bass tùy theo mục đích sử dụng.

cac-thong-so-ky-thuat-co-ban-cua-loa

2. Số lượng và kích thước từng củ loa bass, mid, treble....

        Để thể hiện các dải tần bass, mid, treble kể trên, đa số các loa thường được thiết kế các củ loa nhỏ bên trong. Hiện tại có 4 loại củ loa phổ biến là Tweeter (tái tạo âm thanh dải cao), Woofer (tái tạo dải âm thanh thấp), Midrange (tái tạo dải âm thanh trung) và Sub-woofer (tái tạo dải âm thanh siêu thấp). Nếu bạn muốn mua loa về dùng để tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn dàn âm thanh bao gồm Tweeter và Woofer (phục vụ tốt cho việc phát âm giọng nói từ Micro, nhạc cho hội nghị, sự kiện, ...) Chỉ cần hai loại trên là đã có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản của bạn. Còn trong trường hợp bạn cần bộ loa của mình đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm (đánh nhạc bass, karaoke, xem phim, …) nhằm tăng uy lực và độ tinh tế cao cho từng mức âm thanh thì bạn nên lựa chọn loa sub-woofer.

Bên cạnh đó, kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều nên bạn cần chú ý trong lựa chọn loa sao cho phù hợp với mục địch và nhu cầu. Loa Tweeter thường rất bé bởi chúng dao động với tốc độ rất lớn để thể hiện dải tần số cao. Còn Woofer thể hiện âm thanh mạnh mẽ nên kích thước của chúng cũng lớn.

 

Kết quả hình ảnh cho Loa magnat shadow

 Loa Magnet Shadow 209 – Loa nghe nhạc đến từ Đức, sở hữu 1 loa Treble, 1 loa Midrange và 3 loa Bass. Uy lực và tinh tế trong dòng loa nghe nhạc cao cấp.

 

3. Công suất

        Công suất loa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng trình diễn âm thanh của loa. Công suất loa là một thông số kỹ thuật thể hiện độ lớn của âm lượng. Đơn vị đo công suất loa là watt (W). Công suất của loa có thể từ một vài watt đến vài nghìn watt.

Công suất loa gồm 3 loại là:

Công suất AES/RMS (Roots Mean Square) là công suất thực của loa (sử dụng trong phạm vi công suất đó loa sẽ rất bền và khó bị hư hỏng hay cháy loa.

Công suất Program/Continuous: Công suất mà khi loa hoạt động liên tục từ 8 – 10 tiếng sẽ bị cháy loa, đây là thông số cần lưu ý khi bạn muốn chơi nhạc hội nghị, hội trường mà dùng loa có công suất chưa đủ khỏe để đảm nhiệm. Công suất Program sẽ bằng 2 lần công suất AES/RMS.

Công suất Peak (công suất đỉnh): là công suất mà khi loa đánh tới đó sẽ bị cháy loa, hư loa ngay lập tức vì công suất quá sức chịu đựng của loa. Công suất này còn gọi là công suất ảo mà các đơn vị kinh doanh loa thường sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm của họ. Thực chất công suất này gấp 4 lần công suất định mức của loa. Vì thế, khi quyết định mua hàng, bạn phải hiểu đâu là thông số thực, đâu là thông số ảo của sản phẩm để có thể mua hàng không bị “hố”.

Quest HPI212S

Tag: Loa Quest HPI 212S – Ông hoàng đánh Bass đến từ Úc, Công suất thực của loa từ 800 – 1200W

4. Tần số

        Bản chất của âm thanh là các sóng dao động cơ học (thường xét ở trong môi trường không khí), và một trong những đơn vị cơ bản nhất của âm thanh chính là tần số. Tai người có khả năng nghe được dải tần số âm thanh khoảng từ 20Hz đến 20kHz (tần số dao động từ 20 đến 20.000 lần/giây). Và để dễ xác định thì người ta thường chia dải tần số âm thanh này ra làm 3 khoảng tần số cơ bản, đó chính là Bass, Mid và Treble. Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (thấp hơn 20Hz) và siêu âm (cao hơn 20kHz).

Trong khái niệm âm thanh, âm Bass là âm có tần số từ 20 – 500Hz (âm Bass lại được chia làm 3 loại: Low – Bass từ 20 – 80Hz, Bass từ 80 – 320 và Hi – Bass từ 320 - 500Hz. Bass là dải tần số thường bị đánh giá sai lệch nhiều nhất trong âm thanh. Người nghe thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của âm Bass. Khi nghe những dàn loa đang chơi “nhạc mạnh” với âm lượng lớn thì chưa chắc đó đã là Bass tốt. Một bộ loa có âm Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp (Bass xuống rất sâu) ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, âm Bass nghe tròn trịa, không bị rền, không có cảm giác âm Bass bị “kéo đuôi” (nghe bị ù).

Tuy nhiên đó là những định nghĩa về mặt lý thuyết, còn về sở thích thì mỗi người lại khác nhau và còn phụ thuộc cả vào thể loại âm thanh – âm nhạc đang trình diễn, không thể mặc định âm Bass như thế nào là “hay nhất” được. Ví dụ khi nghe nhạc Rock, nhạc Electronic thì Bass nghe phải chắc, gọn, dứt khoát và có lực nảy thì sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, nếu nghe nhạc Pop – Ballad, Country thì lại cần âm Bass trầm sâu một cách thật mềm mại và tinh tế

Mid là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng kêu của đa số loài động vật, những âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày…), nên đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Một âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, mượt mà, độ chi tiết tốt và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.

  • Low mid: ~ 500Hz – 1kHz
  • Mid: ~ 1kHz – 2kHz
  • High mid: ~ 2kHz – 6kHz

Có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz, âm Treble góp phần làm tăng độ chi tiết, tươi sáng, sắc bén của mọi âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống. Tiếng Treble “hay” sẽ không bị quá “bén” hoặc chói gắt, mà sẽ “thánh thót và trong vắt như pha lê”.

5. Độ nhạy

        Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng trong các thông số kỹ thuật của loa. Nó ảnh hưởng đến độ lớn hay còn gọi là độ to loa của bạn. Bạn có thể tính toán được mức âm lượng mà loa phát ra khi đứng ở khoảng cách 1 mét cách loa trong từng mức độ nhạy nhất định. Nếu bạn biết độ nhạy được đo như thế nào thì sẽ rất dễ để hiểu được nó. Về cơ bản người ta sẽ làm như sau: Đặt micro đo lường (hoặc một máy đo mức áp suất âm thanh) cách mặt trước của loa chính xác 1 mét. Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa “đánh” với amply ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt. Bây giờ hãy quan sát mức decibels (dB) đo ở micro hoặc đồng hồ SPL. Đó chính là độ nhạy của loa. ới một mức công suất đầu vào nhất định, độ nhạy của loa càng cao thì loa sẽ phát ra âm thanh càng lớn. Ví dụ, một số loa có độ nhạy chỉ khoảng 81 dB. Điều đó nghĩa là với 1 watt công suất đầu vào, loa chỉ phát ra âm lượng vừa phải. Lý do là vì nếu muốn âm lượng phát ra tăng thêm mỗi 3 dB bạn cần tăng gấp đôi công suất đầu vào. Tức là nếu muốn cường độ âm 84 dB bạn sẽ cần 2 watt đầu vào. Cứ như thế, nếu muốn âm thanh 102 dB bạn cần cấp 128 watt cho loa.

Thông thường, nếu loa có độ nhạy là 88 dB thì được coi là trung bình. Dưới 84 dB là độ nhạy kém. Còn từ 92 dB trở lên là độ nhạy rất tốt.

 

 

Kết quả hình ảnh cho quest audio

Tag: Loa Quest – dòng loa chất lượng cao đến từ Úc, sản phẩm loa Quest luôn cho ra chất lượng âm thanh tuyệt vời, trong trẻo, trung thực với độ nhạy từ 90 dB trở lên

6. Trở kháng

         Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong bằng đơn vị đo Ω (Ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Cũng như các vật dẫn điện khác, loa có điện trở, độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa kí hiệu là R. Trở kháng do cuộn dây cấu tạo bên trong loa quyết định.

        Có một điều bạn cần lưu ý khi chọn ghép nối loa karaoke và amply có trở kháng khác nhau. Đó là tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.

        Với cách nối mạch song song thông thường giữa các loa karaoke, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8 Ohm tốt hơn loa 4 Ohm trong việc phối ghép. Khi mắc song song trở kháng của loa giảm, công suất loa tăng lên nên bạn cần lưu ý công suất amply cho phù hơp với loa. Thông thường, các nhà sản xuất amply sẽ liệt kê công suất đầu ra theo từng loại trở kháng để người dùng có căn cứ phối ghép.

        Đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp thường gặp trong các dàn âm thanh trình diễn công suất cao, karaoke, nghe nhạc… với khoảng cách giữa loa và amply không quá xa (thường trong khoảng 50-100 mét). Như đã nói ở trên, bạn phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply, đồng thời khoảng cách nối giữa amply hoặc cục công suất và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, amply không thể cung cấp công suất đủ cho loa hoạt động.

 

         Dạng kết nối này thường gặp những loa có mức trở kháng 4 Ohm, 8 Ohm (một số trường hợp còn có 2 Ohm, 16 Ohm). Hiện nay tất cả các dàn âm thanh karaoke, trình diễn, sự kiện hay các hệ thống nghe nhạc, hội trường đều ứng dụng kết nối loa ở dạng này. Mức công suất của amply chỉ cần đủ hoặc dư ra đôi chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng (4 Ohm hay 8 Ohm) là bạn đã có thể kết nối và sử dụng hiệu quả.

 

        Ngoài các chỉ số trên, để chọn được dòng loa chất lượng, tuyệt hảo và đặc biệt là phù hợp với căn phòng của bạn còn cần thêm nhiều yếu tố khác như chất liệu làm củ loa, dây loa, kích thước, dải tần, … SSQ Audio chúng tôi luôn tự tin là đơn vị luôn nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm loa đến từ Đức, Úc, Pháp, … sản phẩm chúng tôi luôn đạt chất lượng tuyệt vời, xứng đáng với những gì bạn đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu những sản phẩm của chúng tôi và đầu tư thích đáng cho phòng giải trí của bạn.

các bài viết liên quan: sự kết hợp của loa và amply, máy chiếu 4k, ssq audio, âm thanh 3d, phòng chiếu phim gia đình, phòng karaoke gia đình

 

SSQ Audio hân hạnh được phục vụ quý khách! Xin chân thành cảm ơn.